CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT BẰNG BIỆN PHÁP YẾM KHÍ TÙY NGHI
I/ Lịch sử hình thành và phát triển Công nghệ A.B.T.
1/ Lịch sử hình thành và thành tựu của Công nghệ.
- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt bằng biện pháp yếm khí tùy nghi (Anoxy BiO Technology – A.B.T) ra đời năm 2002, đã được đăng ký tác quyền sáng chế tại Cục Sở hữu Công nghiệp Việt Nam (Công báo Sở hữu Công nghiệp số: 182 – tháng 5/2003) – là kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học của tập thể cán bộ khoa học, đứng đầu là Thạc sĩ Huỳnh Thanh Lộc thuộc Công ty cổ phần Công trình đô thị Ninh Thuận (Tên cũ: Công ty Cổ phần Dịch vụ và đầu tư phát triển Việt Ninh) hoàn toàn không có yếu tố nước ngoài.
- Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt A.B.T, với sự tham gia của các sản phẩm sinh học, do Công ty cổ phần Công trình đô thị Ninh Thuận( Tên cũ: Công ty Cổ phần Dịch vụ và đầu tư phát triển Việt Ninh) nghiên cứu và sản xuất, đã được giới thiệu tại hầu hết các Hội thảo, Hội nghị Khoa học Quốc gia và Quốc tế tổ chức tại Việt Nam; các Hội chợ thiết bị - Công nghệ (Techmart) Quốc tế, Quốc gia và các khu vực tỉnh; được sự quan tâm ngày càng đông đảo của các nhà khoa học về Môi trường, các Trường Đại học, các cơ quan quản lý Nhà nước của Trung ương và địa phương, các doanh nghiệp và đồng nghiệp của Công ty…Đặc biệt, năm 2007 Công nghệ A.B.T đã được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam lựa chọn giới thiệu với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Công nghiệp như những Công nghệ và thiết bị môi trường tiên tiến và hiệu quả nhất. Tháng 10/2008, Công nghệ A.B.T được Bộ Tài nguyên và Môi trường và phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lựa chọn là một trong hai Công nghệ môi trường tiên tiến của Việt Nam giới thiệu tại “Diễn đàn Doanh nghiệp Đông Á bảo vệ môi trường và phát triển bền vững” được tổ chức tại bên lề Hội nghị Bộ trưởng Môi trường 16 nước Đông Á lần thứ nhất và Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN + 3 lần thứ 7.
Công nghệ A.B.T đã được vinh danh với nhiều giải thưởng và danh hiệu cao quý và góp phần quan trọng trong các giải thưởng và danh hiệu lớn Công ty đã được trao tặng những năm qua:
- Giải thưởng Môi trường Việt Nam, năm 2008 và 2009;
- Giải thưởng Công nghệ Xanh Việt Nam, năm 2009;
- Giải thưởng vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam, năm 2010;
- Cúp vàng vì sự nghiệp Bảo vệ Môi trường Việt Nam, năm 2007;
- Top 100 giải thưởng sản phẩm ưu tú hội nhập WTO, năm 2010;
- Giải thưởng sản phẩm Vàng thời hội nhập, năm 2011;
- Top 50 sản phẩm Vàng hội nhập WTO, năm 2012;
- Huy chương vàng Hàng Việt Nam chất lượng cao, năm 2012;
- Siêu cúp Thương hiệu mạnh, năm 2009;
- Cúp Thương hiệu xanh phát triển, năm 2009;
- Cúp vàng Thương hiệu hội nhập WTO, năm 2009;
- Top 500 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam, năm 2011;
- Cúp vàng Topten Thương hiệu Việt ứng dụng KHCN, năm 2011;
- 100 Thương hiệu bền vững, năm 2012;
- Top 50 Nhãn hiệu cạnh tranh Việt Nam, năm 2012.
- Chứng nhận Thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng, năm 2012
- Huy chương vàng và Danh hiệu sản phẩm chất lượng an toàn vì sức khỏe cộng đồng, năm 2012
Thạc sĩ Huỳnh Thanh Lộc và Giám đốc Công ty Công trình đô thị Ninh Thuận nhận “Cúp Vàng vì Sự nghiệp Bảo vệ Môi trường năm 2007”
2/ Sự phát triển ứng dụng của Công nghệ.
Mười năm qua, Công ty đã được đón tiếp làm việc, giới thiệu về Công nghệ và hướng dẫn tham quan thực tế rất nhiều đoàn khách của các Bộ, Ngành ở Trung ương; các viện nghiên cứu, các Trường Đại học; lãnh đạo chính quyền các cấp tỉnh, huyện nhiều tỉnh, thành phố trong nước; các doanh nghiệp và đồng nghiệp hoạt động lĩnh vực môi trường, tìm hiểu và lựa chọn ứng dụng Công nghệ xử lý rác tại địa phương.
Từ năm 2005 đến nay, Công ty đã và đang nghiên cứu lập Dự án, triển khai thực hiện đầu tư xây dựng, chuyển giao Công nghệ (Theo hình thức tổng thầu chìa khóa trao tay hoặc cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ) cho nhiều địa phương trên các vùng miền của cả nước:
- An Hảo, Tịnh Biên, An Giang (5 tấn/ngày);
- Thị xã Hà Tiên, Kiên Giang (40 tấn/ngày);
- Thị trấn Ngan Dừa, Hồng Dân, Bạc Liêu (5 tấn/ngày);
- Khu Du lịch Núi Cấm, Tịnh Biên, An Giang (30 tấn/ngày);
- Thị trấn Tân Phú, Tân Phú, Đồng Nai (100 tấn/ngày)
- Thị xã Bảo Lộc, Lâm Đồng (50 tấn/ngày);
- Khu xử lý rác thải Công ty VietStar, TP. HCM (300 tấn/ngày)……….
- Khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ đầu tư. Đơn giá xử lý rác khá thấp do năng lực tài chính của các địa phương hạn chế.
III. Công nghệ xử lý rác thải bằng biện pháp yếm khí tùy nghi (ABT).
1/ Sơ đồ dây chuyền Công nghệ:
2/ Mô tả Công nghệ:
a/ Giai đoạn Xử lý sơ bộ:
- Rác vào khu xử lý được tập trung tại sàn tập kết rác. Tại sàn tập kết, rác được phun chế phẩm sinh học dạng nước để khử mùi hôi thối, lựa riêng các loại rác có kích thước lớn và thành phần rác độc hại, nguy hiểm để tái chế chôn lấp hoặc thiêu hủy - tùy theo khối lượng và hiệu quả kinh tế để lựa chọn hình thức xử lý;
- Toàn bộ các thành phần rác được đưa vào máy xé bao đánh tơi (để rác chứa trong bao ni lon được thoát ra ngoài, tiếp xúc với chế phẩm sinh học);
Máy xé bao nilông
- Sau khi xé bao – đánh tơi, rác được đưa vào máy cắt nhỏ rác (4cm) để tăng hiệu quả phân hủy thành phần hữu cơ có trong rác; kết hợp phun, rãi đều chế phẩm sinh học dạng nước và chế phẩm sinh học dạng bột, theo quy định;
b/ Giai đoạn chuẩn bị ngăn ủ:
Rải phụ gia và phun P.MET đáy hầm ủ
- Các ngăn ủ đều được phun ướt toàn bộ bề mặt đáy và thành bên trong bằng chế phẩm sinh học dạng nước (theo tỷ lệ và liều lượng quy định). Đáy các ngăn ủ được rải đều một lớp chế phẩm sinh học dạng bột theo quy định;
- Các ngăn ủ rác được xây bằng gạch hoặc bê tông cốt thép thành mỏng có cường độ cao (theo kích thước có quy định giới hạn tối đa); được xử lý chống thấm nước. Đáy và thành bên trong mỗi ngăn ủ đều được trát, láng bằng vữa xi măng sinh học;
c/ Giai đoạn ủ:
- Từ máy xé bao – đánh tơi, rác được đưa xuống các ngăn ủ rác theo từng lớp dày 20cm. Mỗi lớp rác 20cm đều phải phun, rải đều trên bề mặt lớp chế phẩm sinh học dạng nước và dạng bột; và cứ làm như thế cho đến khi đầy ngăn ủ rác. Phủ trên miệng ngăn ủ rác bằng vải bạt không trong suốt.
Thời gian ủ mỗi mẻ (28-30 ngày)
- Thời gian ủ rác cho mỗi mẻ ủ là (28-30) ngày, tùy theo điều kiện thời tiết từng vùng miền và theo mùa. Quá trình ủ rác, cứ 03 ngày lại dở bạt kiểm tra các chỉ tiêu: độ ẩm, nhiệt độ và pH; khi các chỉ tiêu này không đảm bảo quy định thì phải phun bổ sung dung dịch chế phẩm sinh học dạng nước để bổ sung vi sinh và bổ sung độ ẩm cho rác phân hủy đạt yêu cầu.
Mỗi lớp rác đều phun P.MET và rải phụ gia
d/ Giai đoạn phân loại rác:
Sàng phân loại rác đã ủ
Sau khi ủ, rác được đưa lên sàng phân loại, tách ra mùn hữu cơ và thành phần phi hữu cơ. Thành phần hữu cơ được đưa đến công đoạn sơ chế và chế biến thành phân hữu cơ vi sinh hoặc các sản phẩm sinh học khác. Các thành phần phi hữu cơ được đưa đến với tái chế hoặc chôn lấp, thiêu hủy – tùy theo khối lượng và hiệu quả kinh tế.
e/ Giai đoạn chế biến mùn sản xuất phân hữu cơ vi sinh:
- Ủ mùn hữu cơ đã qua nghiền - tuyển tinh với chế phẩm sinh học dạng bột, trong 7 ngày;
Đồng thời, phối trộn nguyên liệu ( Phân hầm cầu…) với chế phẩm sinh học dạng bột, trong 7 ngày;
- Ủ chín mùn và nguyên liệu phối trộn (nêu trên) trong 7 ngày. Đóng bao (hoặc vê viên, đóng bao). Lưu kho tối thiểu 30 ngày mới xuất kho sử dụng
Sản phẩm mùn hữu cơ
3/ Những đặc điểm nổi bật của Công nghệ.
- Không phát sinh mùi hôi thối; không có khí độc hại, khí dễ gây cháy - nổ trong quá trình xử lý rác;
- Không phát sinh nước rỉ rác;
- Không phải phân loại rác từ đầu nguồn phát sinh hay phân loại trước khi xử lý rác (rất phù hợp với đặc điểm quản lý rác thải và điều kiện kinh tế - xã hội của Việt nam hiện tại và trong tương lai gần);
- Chi phí đầu tư xây dựng và chi phí vận hành thường xuyên thấp so với các công nghệ khác cùng loại;
- Có thể ứng dụng Công nghệ để xử lý rác thải sinh hoạt ở mọi quy mô công suất, từ cụm gia đình đến đô thị lớn tùy ý;
- Có thể xây dựng khu xử lý rác ở gần nơi phát sinh rác, do đó giảm thiểu chi phí vận chuyển và chi phí đầu tư các công trình kỹ thuật hạ tầng cho khu xử lý rác;
- Có thể mở rộng khu xử lý rác theo tốc độ phát sinh khối lượng rác cần xử lý;
- Có thể đầu tư xây dựng khu xử lý rác tùy theo khả năng kinh phí đầu tư từng giai đoạn;
- Không tốn chi phí xây dựng và chi phí vận hành trạm xử lý nước rỉ rác và hệ thống thu gom khí thải. Giảm diện tích đất chôn lấp rác;
- Phân hữu cơ chế biến từ mùn rác có chất lượng cao, dễ tiêu thụ;
- Phù hợp với khả năng tiếp nhận, vận hành và bảo dưỡng của cán bộ, công nhân quản lý vận hành ở địa phương.